Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là biện pháp đưa thuốc kháng viêm vào khoang màng cứng. Thuốc sẽ ngấm trực tiếp vào hệ thống rễ thần kinh bị chèn ép, từ đó mang lại hiệu quả giảm đau và chống viêm hiệu quả.
Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có thể hạn chế các cơn đau trong một vài tháng đến một năm
Giới thiệu về liệu pháp tiêm ngoài màng cứng:
Liệu pháp tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm đã được sử dụng từ rất lâu trên thế giới. Tại Việt Nam phương pháp này đã được áp dụng trong hơn chục năm và có lại tỷ lệ điều trị thành công cao.
Tiêm ngoài màng cứng được xem là một cứu tinh cho những người bệnh thoát vị đĩa đệm cấp và mạn tính. Không chỉ ở giai đoạn nhẹ của bệnh, liệu pháp này còn có thể dùng để chữa trị bệnh ở giai đoạn nặng, mãn tính.
Thông thường, tiêm ngoài màng cứng sẽ được chỉ định cho các trường hợp sau:
• Thoát vị đĩa đệm hoặc đĩa đệm bị phình ra làm tổn thương dây thần kinh.
• Chấn thương xương cột sống.
• Cột sống bị thu hẹp, teo nhỏ.
• Điều trị biến chứng của các ca phẫu thuật thoái hóa cột sống hoặc phẫu thuật đau cơ mãn tính.
• Dây thần kinh cột sống, đốt sống và các mô xung quanh bị chấn thương.
Tiêm ngoài màng cứng thường được sử dụng để điều trị đau lưng hoặc thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến thống thần kinh
Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Cách tiêm ngoài màng cứng
Đúng như tên gọi của liệu pháp này, tiêm ngoài màng cứng sử dụng kim tiêm đặc hiệu tiêm vào đoạn xương đang bị đau. Kích cỡ và chất lượng của loại kim tiêm này là kim tiêm 22 hoặc 22G để có thể dễ dàng tiêm vào ngoài màng cứng.
Vị trí tiêm trên xương là khoang màng cứng cột sống lưng. Tại vị trí này bao quanh tủy và rễ thần kinh. Thuốc sẽ nhanh chóng ngấm vào cơ thể giúp giảm đau, hỗ trợ chữa trị sưng viêm do bệnh gây ra.
Chuẩn bị trước lúc tiêm ngoài màng cứng
Trước lúc tiến hành chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng cách tiêm ngoài màng cứng, bệnh nhân sẽ không được tiêu hóa đồ ăn trong 4 tiếng. Điều này để đảm bảo người bệnh không bị đau bụng, nôn sau đó.
Thêm vào đó, người bệnh sẽ cần vệ sinh sạch sẽ, thay đồ đã được khử trùng trước lúc tiêm để tránh vi khuẩn, vi trùng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh chụp MRI, để đánh dấu vị trí và tìm góc tiêm chính xác nhất.
Ưu điểm của việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách tiêm ngoài màng cứng
Phương pháp này có tính an toàn cao vì các bác sĩ sẽ xác định đúng vùng cần tiêm trên cơ thể người bệnh. Ngoài ra, phương pháp này còn mang lại một số ưu điểm vượt trội sau:
• Ít xâm lấn.
• An toàn.
• Hiệu quả nhanh.
• Tỷ lệ thành công cao.
Liệu trình chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng rất ngắn và đơn giản. Thông thường đối với người tình trạng bệnh nhẹ chỉ cần 1 mũi tiêm. Còn ở những người bệnh giai đoạn nặng, mãn tính sẽ cần 2-4 mũi tiêm. Mỗi mũi sẽ cách nhau khoảng 2-3 ngày để thuốc ngấm dần và điều trị các triệu chứng.
Tuỳ vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ có một phác đồ với số lượng mũi tiêm phù hợp cho người bệnh. Thông thường nếu sau mũi tiêm gần nhất người bệnh đã hết bị đau trở lại, bác sĩ sẽ không tiêm thêm. Lúc này bệnh nhân sẽ tiếp tục sử dụng các bài tập vật lý trị liệu để chữa trị dứt điểm bệnh.
Tác dụng phụ của liệu pháp tiêm ngoài màng cứng
• Choáng khi vừa tiêm sau vài tiếng.
• Buồn nôn.
• Máu dồn lên não nhiều, mặt đỏ.
• Mất ngủ.
• Căng thẳng.
• Sốt nhẹ.
• Đau dạ dày.
• Viêm khớp.
• Mờ mắt.
Đối tượng không nên thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng
Các đối tượng sau đây đặc biệt không nên sử dụng phương pháp này:
• Người bệnh bị dị ứng với thành phần của thuốc.
• Người bệnh bị khối u ở cột sống.
• Người bệnh đang bị viêm, nhiễm trùng tại cột sống.
Tiêm ngoài màng cứng là phương pháp khá hữu ích, với tính an toàn và hiệu quả tương đối cao. Do đó phương pháp này ngày càng được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh, sức khỏe, để đảm bảo được tính an toàn khi tiến hành điều trị.
Lưu ý khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp này, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tiêm ngoài màng cứng là liệu pháp tinh vi, cần có tính chính xác và an toàn. Chính vì vậy người bệnh hãy đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và được bác sĩ cho phép điều trị. Tránh trường hợp tự ý tiến hành ở bên ngoài, dẫn đến những biến chứng ngiêm trọng.
- Sau khi thực hiện tiểu phẫu, người bệnh đợi thuốc tê tan hết để sinh hoạt lại được bình thường. Tuy nhiên vì tác động thuốc nên tốt nhất người bệnh không được phép lái xe. Hãy nên đi cùng ít nhất với 1 người thân hoặc bạn bè.
- Tác dụng của mũi tiêm thường ngắn hạn chỉ trong vòng vài tháng đến 1 năm. Chính vì vậy người bệnh cần áp dụng thêm những biện pháp tập luyện tốt cho xương sống, uống thuốc để điều trị.
- Nếu nhận thấy có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.
Tiêm ngoài màng cứng kết hợp tập vật lý trị liệu giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu
Tiêm ngoài màng cứng kết hợp tập vật lý trị liệu là giải pháp tối ưu điều trị tận gốc thoát vị đĩa đệm.