
Thoát vị đĩa điệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhày của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng ép vào các rễ thần kinh gây tê bì,đau nhức. Tình trạng này thường xảy ra khi sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hoá, nứt,rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống.
*Triệu chứng điển hình:
– Giai đoạn cấp: Cột sống co cứng các cơ; Dây chằng cột sống bị viêm, bị phù nề chèn ép vào thần kinh
– Đau nhức tay hoặc chân: người bệnh có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy và chân tay, đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần, có thể đau giữ dội đau tăng khi đi lại giảm khi nghỉ ngơi.
– Triệu chứng tê bì là do sự chèn ép của nhân nhầy vào rễ thần kinh gây đau nhức tê bì theo sự chi phối của rễ thần kinh.có thể có rối loạn cảm giác như kiến bò, kim châm…
– Yếu cơ,bại liệt xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được,giai đoạn này sẽ khó đi lại hay vận động được dần dần sẽ dẫn đến teo cơ.
Vì vậy hãy đi khám và tham khảo ý kiến Bác sỹ ngay khi có những triệu chứng trên:
Phòng khám Tâm phúc chuyên điều trị Thoát Vị Đĩa Điệm bằng Đông Tây y kết hợp vật lí trị liệu. Cùng Bác sĩ Tâm Phúc tìm hiểu cụ thể nhé!
NỘI KHOA – Y HỌC CỔ TRUYỀN – VẬT LÍ TRỊ LIỆU
- Y HỌC CỔ TRUYỀN : Có các thủ thuật như
- Thủy châm : là phương pháp tiêm thuốc bổ thần kinh còn huyệt vị
- Điện châm : giúp giảm đau, giãn cơ rất hiệu quả
- Thuốc thang:
- Xông thuốc : hành khí hoạt huyết, khử ứ
- XBBH : giúp tăng tuần hoàn đưa chất dinh dưỡng đến nuôi những vùng cơ tốt và đầy đủ hơn
- VẬT LÍ TRỊ LIỆU : Được trang bị máy móc hiện hỗ trợ tích cực trong việc phục hồi tổn thương của đĩa điệm
- Laser công suất cao: Giảm đau, kích thích sinh học, giảm chống viêm, chống phù nề,….
- Sóng xung kích: Tái tạo sữa chữa các mô, Giảm đau, Phục hồi tầm vận động
- Siêu âm: giúp tăng chuyển hóa, tăng tuần hoàn, giãn mạch, chống viêm, làm mềm cơ, Giảm đau
- Điện xung: Giảm đau, kích thích thần kinh cơ tái tạo sự co cơ, Điện phân dẫn thuốc
- Máy kéo dãn cột sống
- Sóng từ trường: Chống viêm, giảm phù nề,giảm đau, tǎng tuần hoàn ngoại vi, kích thích tân tái tạo tổ chức
- Nén ép: tăng sự lưu thông tĩnh mạch và mạch bạch huyết
- NỘI KHOA:
- Dùng thuốc Tây Y, Dùng những phương pháp chuyên sâu,’’Tiêm truyền thuốc, Tiêm ngoài màng,…,’’ cứng với các loại thuốc giúp giảm viêm, giảm phù nề, từ đó sẽ làm giảm sự chèn ép, giảm đau cho người bệnh, đặc biệt hạn chế tối đa đáng kể việc phải phẫu thuật cột sống.
* Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm
Hạn chế nằm nhiều: Nghỉ ngơi 1 đến 2 ngày trên giường thường sẽ giúp giảm cảm giác đau. Tuy nhiên, các cơ khớp có nguy cơ bị co cứng, giảm linh hoạt do nằm nhiều là rất cao. Do đó, người bệnh nên thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng theo lời khuyên của Y Bác sĩ điều trị sẽ giúp thoát vị đĩa đệm để đẩy nhanh thời gian phục hồi.
Lựa chọn đệm phù hợp: Các loại đệm được làm từ cao su tự nhiên hoặc cao su nhân tạo, có chiều dày và độ cứng vừa phải là lựa chọn thích hợp cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Góp phần giúp cột sống được kéo giãn một cách tự nhiên, không bị đau nhức khi ngủ. Không nằm võng, với cổ thì không kê gối cao
Không nên ngồi xổm: Tình trạng thoát vị đĩa đệm có nguy cơ diễn tiến nặng hơn, khó chữa khỏi do động tác ngồi xổm. Bởi khi thực hiện tư thế này vô tình làm tăng lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm, khiến bộ phận này bị chèn ép lâu gây đau lưng, thoát vị đĩa đệm.
Chú ý tư thế nằm: Nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế nằm vừa tác động đến tình trạng cột sống vừa liên quan trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Khi giấc ngủ được đảm bảo chất lượng sẽ giúp duy trì sức khỏe tổng thể tốt hơn. Một số tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia khuyến nghị là: Nằm nghiêng và co gối, nằm sấp và kê gối (hoặc chăn) dưới bụng, nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân, nằm ngửa và kê gối dưới chân.
Tránh các môn thể thao có động tác vặn người: Các động tác vặn người khi chơi golf, đánh cầu lông, tennis sẽ khiến đĩa đệm nhanh chóng bị thoát vị hơn bình thường. Bởi động tác vặn không chỉ gia tăng áp lực lên sụn cùng đĩa đệm mà còn làm giãn dây chằng lưng, gây đau đớn dữ dội.
Cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt: Người bệnh nên thường xuyên thay đổi tư thế hoặc duy trì tư thế đứng và đi lại đúng cách. Trường hợp khi đang nằm và muốn đứng lên, người bệnh cần thận trọng chuyển tư thế từ từ, ngồi dậy trước rồi mới đứng lên, tránh ngồi bật dậy đột ngột có thể gây tổn thương cơ lưng.
